Blogroll

Tìm Hiểu Về Chánh Kiến

Chánh Kiến là chi phần đầu tiên trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh kiến là có sự hiểu biết rõ ràng và đúng đắn về con người, cuộc sống, luật nhân quả, vô thường, vô ngã...

Tìm Hiểu Về Chánh Tư Duy

Chánh Tư Duy là chi phần thứ hai trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh tư duy là suy nghĩ hướng thiện, có lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho chúng sinh, lợi cho Mẹ thiên nhiên...

Tìm Hiểu Về Chánh Ngữ

Chánh Ngữ là chi phần thứ ba trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh ngữ là lời nói đúng, hướng thiện, tạo phước, chân thật, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý.

Tìm Hiểu Về Chánh Nghiệp

Chánh Nghiệp là chi phần thứ tư trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh nghiệp là hành vi đúng, thiện, tạo phước. Hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài....

Tìm Hiểu Về Chánh Mạng

Chánh Mạng là chi phần thứ năm trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh mạng là nghề nghiệp đúng, thiện, tạo phước, sống bằng khả năng, tài năng chân chánh, sống thanh cao...

Tìm Hiểu Về Chánh Tinh Tấn

Chánh Tinh Tấn là chi phần thứ sáu trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần làm những việc chính đáng, mang lợi ích cho mình và cho người, ngăn ác, làm thiện, nghị lực...

Tìm Hiểu Về Chánh Niệm

Chánh Niệm là chi phần thứ bảy trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Quán niệm chân chánh: Quán niệm Từ bi và Trí tuệ. Quan sát hiện tại, thanh lọc 3 độc : tham, sân, si..

Tìm Hiểu Về Chánh Định

Chánh Định là chi phần thứ tám trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh định là tập trung tu tập thiền định: Quán bất tịnh, quán Từ bi, quán nhân duyên, quán phân biệt giới, quán hơi thở...

Sunday, November 20, 2022

Sám hối - Phương pháp chuyển hóa nghiệp chướng

  Con người chúng ta sinh ra lớn lên đều trải qua nhiều lầm lỗi, trong tâm, khẩu, ý...Làm thế nào để có thể dừng tội lỗi, tránh lặp lại những sai lầm, chúng ta cần biết cách sám hối. Sám hối để ăn năn lỗi trước, và chừa bỏ lỗi sau (ngăn chặn lỗi sau). 

Một cách để giảm nghiệp chướng song hành cùng sám hối đó là làm phước, đặc biệt là làm phước ba la mật, làm phước mà không kể công, chấp công. Việc tu rèn tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả cũng sẽ giúp chúng ta chuyển hóa nghiệp chướng. 

Để hiểu rõ việc lỗi và việc phước ảnh hưởng thế nào tới cuộc đời của một người, Sư cô Giác Lệ Hiếu đã kể hình ảnh chiếc cốc đựng muối và nước. Nếu nhiều muối, ít nước thì cốc nước sẽ mặn chát. Cũng như vậy, cuộc đời chúng ta nếu làm nhiều lỗi, tạo được ít phước thì sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả, đau khổ. 

Còn nếu có lỗi, biết sám hối, dừng lỗi để không tạo thêm lỗi, bên cạnh đó làm nhiều việc phước lành, thì như việc mở rộng cốc nước thành nồi nước, hồ nước... khi đó thì nắm muối kia sẽ không làm mặn nồi nước, hồ nước. Khổ đau kia sẽ không còn làm khó ta, không còn dằn vặt ta được nhiều nữa.  

Càng nhiều phước lành được tạo ra, cuộc sống ta càng an vui! 

 

Bài thơ sám hối của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 

"Con đã gây ra bao lầm lỗi.

Khi nói, khi làm, khi tư duy.

Đam mê, hờn giận và ngu si.

Nay con cúi đầu xin sám hối.

Một lòng con cầu Phật chứng chi.

Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới.

Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm.

Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa.

Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối (3 lần).

Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm.

Tâm tịnh còn đâu dám lỗi lầm.

Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm.

Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong (chuông)."

 Sám hối - Phương pháp chuyển hóa nghiệp chướng

Hướng dẫn tu tập LÒNG TỪ hóa giải SÂN HẬN - SC. Giác Lệ Hiếu

Làm thế nào để hóa giải sự sân hận trong lòng để có sự bình an trong tâm hồn? Các bạn hãy xem clip này nhé. Dải tâm từ để diệt trừ sân hận. 

Sư cô Giác Lệ Hiếu chia sẻ rất hay và dễ hiểu cách tu tập lòng từ để giải trừ sự sân hận. Mời các bạn cùng xem kỹ nhé. 
 
Khi trong tâm ta có tình yêu thương vô duyên (yêu thương vô điều kiện), 
thì sự sân hận sẽ giảm dần. 
Tình yêu thương càng lớn thì sự sân hận càng nhỏ. Sự ích kỷ càng lớn, 
thì sự sân hận càng lớn. 
Tình yêu thương, vị tha, tử tế, từ bi... càng lớn, 
thì sự thấu hiểu, cảm thông, tha thứ.... càng lớn. 
 
Hướng dẫn tu tập LÒNG TỪ hóa giải SÂN HẬN - SC. Giác Lệ Hiếu

Monday, November 7, 2022

CHỮA LÀNH TÂM BỆNH - Thanh lọc 4 loại ĐỘC TỐ TRONG TÂM | Thiền Sư THÍCH NHẤT HẠNH

 Cuộc Sống ngày càng An vui, Hạnh phúc Bình An hơn nếu chúng ta chuyên tâm tinh tấn tu tập và phát triển hơn mỗi ngày - Những bài giảng, những thuyết pháp của Thiền Sư sẽ đưa chúng ta tiến dần tới cảnh giới giác ngộ giải thoát.

Trong Clip này, chúng ta sẽ được nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng về cách dùng ngọn đèn Chánh niệm để nhận diện và chuyển hóa các loại độc tố trong tâm hồn.

 
 
CHỮA LÀNH TÂM BỆNH - Thanh lọc 4 loại ĐỘC TỐ TRONG TÂM | Thiền Sư THÍCH NHẤT HẠNH