Chánh Kiến là chi phần đầu tiên trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh kiến là có sự hiểu biết rõ ràng và đúng đắn về con người, cuộc sống, luật nhân quả, vô thường, vô ngã...
Chánh Tư Duy là chi phần thứ hai trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh tư duy là suy nghĩ hướng thiện, có lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho chúng sinh, lợi cho Mẹ thiên nhiên...
Chánh Ngữ là chi phần thứ ba trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh ngữ là lời nói đúng, hướng thiện, tạo phước, chân thật, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý.
Chánh Nghiệp là chi phần thứ tư trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh nghiệp là hành vi đúng, thiện, tạo phước. Hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài....
Chánh Mạng là chi phần thứ năm trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh mạng là nghề nghiệp đúng, thiện, tạo phước, sống bằng khả năng, tài năng chân chánh, sống thanh cao...
Chánh Tinh Tấn là chi phần thứ sáu trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần làm những việc chính đáng, mang lợi ích cho mình và cho người, ngăn ác, làm thiện, nghị lực...
Chánh Niệm là chi phần thứ bảy trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Quán niệm chân chánh: Quán niệm Từ bi và Trí tuệ. Quan sát hiện tại, thanh lọc 3 độc : tham, sân, si..
Chánh Định là chi phần thứ tám trong Bát Chánh Đạo - Con đường giúp con người tới an vui. Chánh định là tập trung tu tập thiền định: Quán bất tịnh, quán Từ bi, quán nhân duyên, quán phân biệt giới, quán hơi thở...
BÌNH YÊN GIỮA BIẾN ĐỘNG | Số thứ 17: Sống tối giản để nuôi dưỡng lòng từ ái
1. Con người cần những giá trị tinh thần nhiều hơn giá trị vật chất.
Một nụ cười ấm áp, một câu nói sẻ chia, sự lắng nghe thấu hiểu,...điều này mang lại hạnh phúc cho ta và cả những người mà ta giúp đỡ.
2. Cái tôi càng lớn thì lòng từ ái càng nhỏ, cái tôi càng nhỏ thì lòng từ ái càng lớn.
3. Lòng từ ái là trí tuệ nhận biết về sự vô ngã, tất cả chúng ta cùng là 1 bản thể, liên quan mật thiết tới nhau, nên cần giúp đỡ nhau, nâng bước nhau, tin tưởng nhau, tôn trọng nhau, giúp nhau hướng về những điều thiện lành.
4. Lòng từ ái không có giới hạn, không sự phân biệt giữa các quốc gia, chúng ta cần sức mạnh đại đồng, cùng nhìn về một hướng, tình nghĩa với nhau, để vượt qua những biến động.
5. Khi chúng ta cho đi,sẽ có nhiều hạt giống tích cực được nảy nở: từ bi, vị tha, từ ái, chia sẻ, hoan hỉ, chấp nhận, bao dung, độ lượng, tha thứ, nhường nhịn...năng lượng lành đó sẽ lan tỏa, đánh thức sự tốt đẹp, từ ái của mọi người, từ đó tạo nên một cộng đồng an lành, tốt đẹp...
6. Nếu chúng ta đi tìm quyền lợi riêng của bản ngã, phát triển cái tôi thì tạo ra những hạt giống tiêu cực nảy nở: tham lam, hơn thua, sợ hãi, sân hận, thù ghét, căng thẳng, mệt mỏi, dối trá...--> Năng lượng xấu tạo cộng đồng tiêu cực, nguy hiểm.
7. Nơi nào có sẻ chia, từ ái sẽ có sự hồi sinh, hạnh phúc.Cho đi là còn mãi, đừng sợ khi cho đi. Con cháu sẽ mang chúng ta đi về tương lai, không bao giờ mất. (VD: Bác Lương Văn Sáu, người đã mang cây phượng tím đầu tiên về Đà Lạt, sau hoa phượng tím sẽ nở khắp nơi, và người cho đi sẽ mãi được nhớ đến..., bác sẽ còn mãi với thời gian, trong tương lai...)
8. Nếu chúng ta hưởng 1 mình thì sẽ hết phước nhanh, cô đơn, tách rời khỏi cộng đồng.
9. Khi cho đi chúng ta đã tạo dựng cho mình một sức mạnh rất lớn ở bên trong, sức mạnh về niềm tin, về giá trị thiện lành, sức mạnh về hạnh phúc. Chúng ta hãy dành nhiều thời gian hơn để chiêm nghiệm về con đường mình đang đi, thái độ mình đang sống. Để chúng ta đưa đất nước mình đi lên, trở thành một Quốc gia đáng sống thực sự. Đó là điều quý giá nhất mà chúng ta để lại cho con cháu mình.
Lời bài hát: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười.
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy Để mắt em cười tựa lá bay
Mỗi ngày tôi chọn một điều thôi Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Và như thế tôi sống vui từng ngày Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi
Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống Vì đất nước cần một trái tim Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống Vì đất nước cần... Một trái tim
Sống Tối Giản Để Nuôi Dưỡng Lòng Từ Ái - BÌNH YÊN GIỮA BIẾN ĐỘNG
Bát chánh đạo là con đường chân chánh có tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Bát Chánh Đạo giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát thánh đạo là tám phương tiệnvi diệu đưa chúng sanh đến đời sốngan vui.
1. Chánh kiến: Có kiến thức chân chánh.
2. Chánh tư duy: Suy nghĩ chơn chánh không bị sa vào lỗi lầmđen tối.
4. Chánh nghiệp: Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.
5. Chánh mạng: Đời sống chân chánh không bị khinh rẽ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.
6. Chánh tinh tấn: Siêng năng chơn chánh sẽ thu được nhiều kết quả.
7. Chánh niệm: Nhớ nghĩ chân chánh giải tỏa được sự nuối tiếc.
8. Chánh định: Thiền định chơn chánh trí huệ phát triển và Phật quảviên thành.
Tu tậpBát chánh đạo giúp chúng ta:
1. Cải thiện tự thân: Người chuyên tuBát chánh đạocải thiện được hành vi bất chính, tạo cho tự thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.
2. Cải tạo hoàn cảnh:Thế giới quan bên ngoài được hình thành từ tâm niệm, là kết quả của hành vi. Do đó, nếu thực hành theo Bát chánh đạo thì có thể tạo được một thế giới toàn mỹ.
3. Làm căn bản cho chánh giác:Bát chánh đạo là nền tảng căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh.
Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là cốt lõi của Phật Pháp, giúp con người nhìn nhận được những sự thật của cuộc sống để từ đó biết tu tập hướng tới cuộc sống an vui chân chính. Mời các bạn cùng xem những clip về Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo được Thượng tọa Thích Chân Quang thuyết giảng. Trân trọng!
Nuôi dạy con cần cả lòng từ bi và trí tuệ. Để nuôi dạy con nên người cần chú ý những yếu tố quan trọng gì, mời các bạn cùng đón nghe những bài Pháp thoại về Nuôi dạy con được thuyết giảng bởi Thượng tọa Thích Chân Quang.
1. Tất cả chăm lo dạy trẻ - TT. Thích Chân Quang
2. Dạy con nên người - TT. Thích Chân Quang
3. Dạy con 1 - TT. Thích Chân Quang
4. Dạy con 2 - TT. Thích Chân Quang
5. Bí quyết học giỏi - TT. Thích Chân Quang
6. Sức Mạnh Của Một Dân Tộc Từ Đâu - Cách Dạy Con Nên Người - TT. Thích Chân Quang
7. Luyện Trí Thông Minh - TT.Thích Chân Quang
8. Làm chủ lời nói - TT. Thích Chân Quang
9. Hiểu về bản ngã - TT. Thích Chân Quang
10. Sự nghiệp đời người - TT. Thích Chân Quang
11. Đạo làm người - TT. Thích Chân Quang
12. Sống Hướng Thượng - TT. Thích Chân Quang
13. Đạo làm con - TT. Thích Chân Quang
14. Tu dưỡng nội tâm, an tĩnh tâm hồn - TT. Thích Chân Quang
15. Giá trị mỗi con người - TT. Thích Chân Quang
16. Sinh kế - TT. Thích Chân Quang
17. Vui vẻ - TT. Thích Chân Quang
18. Trưởng thành - TT. Thích Chân Quang
19. Đạo hiếu - TT. Thích Chân Quang
20. Truyền thuyết cội nguồn - TT. Thích Chân Quang
Những bài Pháp thoại về Hạnh phúc sẽ giúp cuộc sống của chúng ta an vui và hạnh phúc hơn. Mời các bạn cùng đón nghe những bài Pháp thoại sâu sắc, khoa học và ý nghĩa được thuyết giảng bởi Thượng tọa Thích Chân Quang.
1. Không sầu muộn lo âu - Pháp cú 58 - TT. Thích Chân Quang